Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh 'xác sống' của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư

Theo thống kê, có tới hơn 2000 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất. Vào cuối vòng đời, phần lớn những vệ tinh này có kết cục khá giống nhau: Bị dừng hoạt động, trước khi bốc cháy hoàn toàn khi rơi trở lại Trái Đất.

Tuy nhiên, bạn có thể rất bất ngờ khi biết rằng có tới hàng nghìn vệ tinh đã hỏng nhưng vẫn lơ lửng đâu đó trên quỹ đạo. Người ta gọi đây là những vệ tinh ‘xác sống’ - không còn được sử dụng, nhưng cũng chưa chết hẳn.

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh xác sống của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư - Ảnh 1.

Có tới hàng nghìn vệ tinh 'xác sống' vẫn đang bay quanh Trái Đất

" Hầu hết vệ tinh ‘xác sống’ là những vệ tinh không còn thuộc quyền kiểm soát của con người, hoặc đã hư hỏng ở mức độ nào đó ", Scott Tilley, một nhà thiên văn học nghiệp dư ở Canada cho biết.

Mặc dù không được đào tạo bài bản trong mảng thiên văn vũ trụ, Scott Tilley có niềm đam mê bất tận với công việc săn tìm những vệ tinh ‘xác sống’.

Vào năm 2018, Scott Tilley đã trở nên nổi tiếng khi tìm thấy tín hiệu từ IMAGE – một vệ tinh của NASA vốn đã ‘mất tích’ từ năm 2005. Được phóng lên hồi năm 2000, IMAGE có chức năng nghiên cứu cũng như theo dõi sự tác động của gió Mặt Trời tới từ quyển của Trái Đất. Với sự giúp đỡ của Tilley, NASA đã có thể thiết lập lại liên lạc với tàu thăm dò này sau 13 năm mất tín hiệu liên lạc.

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh xác sống của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư - Ảnh 2.

Nhà thiên văn học nghiệp dư Scott Tilley

Sau thành công trên, Scott Tilley tiếp tục tìm kiếm công cuộc tìm kiếm những vệ tinh ‘xác sống’ có tuổi đời còn lâu hơn IMAGE.

" Vệ tinh ‘xác sống’ lâu đời nhất tôi từng thấy là Transit 5B-B. Nó được phóng lên quỹ đạo vào năm 1965 ", ông cho biết. Đây là một vệ tinh dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân của hải quân Mỹ. Nó hiện vẫn đang bay quanh Trái Đất ở quỹ đạo cực. Mặc dù đã bị ‘lãng quên’ từ lâu bởi những người vận hành, nhưng nhà thiên văn học nghiệp dư vẫn rất hứng thú với Transit 5B-B mỗi khi nó bay qua 2 vùng cực của Trái Đất.

Phát hiện vệ tinh xác sống ngừng hoạt động gần 50 năm

Gần đây nhất, Scott Tilley đã phát hiện tín hiệu từ một vệ tinh xác sống đã ngừng hoạt động được gần 50 năm, có tên gọi LES-5. Được chế tạo bởi Phòng thí nghiệm Lincoln của Viện Công nghệ Massachusetts, LES-5 được phóng lên quỹ đạo vào năm 1967 để thử nghiệm công nghệ truyền hình vệ tinh.

Vào năm 1972, LES-5 chính thức ngừng hoạt động và được điều khiển để đi vào ‘quỹ đạo nghĩa trang’, nằm ở độ cao 700-1.000km so với mặt nước biển. Đây là nơi ‘an nghỉ’ của các vệ tinh vào cuối vòng đời, nhằm tránh xảy ra va chạm với các vệ tinh vẫn đang hoạt động ở quỹ đạo thấp hơn.

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh xác sống của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư - Ảnh 3.

Vệ tinh LES-5 trước khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 1967

Mặc dù đã bị ‘lãng quên’ hàng chục năm nay, tuy nhiên theo Scott Tilley, các tấm pin năng lượng mặt trời của LES-5 vẫn có thể tạo ra điện, giúp hệ thống ăng ten của vệ tình này thu phát tín hiệu bình thường.

Được biết, trong quá trình tìm kiếm LES-5, Scott Tilley đã tìm thấy một bài báo ghi rõ tần số vô tuyến hiện được vệ tinh này sử dụng. Từ manh mối này, Scott Tilley quyết định tìm cách kết nối với ăng ten UHF của LES-5.

"Để thực hiện điều này, tôi phải lắp đặt ăng-ten, cũng như tìm kiếm các linh kiện, trang thiết bị cần thiết. Tất cả chúng cần có thời gian để thu thập và lắp ráp lại với nhau".

"Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là hệ thống thu phát tín hiệu của LES-5 vẫn còn hoạt động", ông cho biết. Thậm chí, nhà thiên văn học nghiệp dư này tin rằng rằng LES-5 vẫn có thể nhận được tín hiệu điều khiển từ mặt đất, biến nó trở thành vệ tinh lâu đời nhất vẫn còn phiên dịch hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh.

Về phía Viện Công nghệ Massachusetts – ‘cha đẻ’ của LES-5, đơn vị này vẫn đang thực hiện rất nhiều dự án tuyệt mật cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khi được trang NPR liên lạc để hỏi việc liệu LES-5 liệu còn có thể nhận tín hiệu điều khiển hay không, đại diện của viện nghiên cứu đã từ chối trả lời. 

Canon phát hành phần mềm giúp người dùng sử dụng camera làm webcam để họp và học online

Trong đợt dịch COVID-19, phụ huynh thì phải ở nhà để làm việc qua mạng, các bạn nhỏ cũng phải chuyển qua học online. phiên dịch Nhiều người bỗng nhận ra chất lượng webcam của máy tính bàn hay laptop của mình quá tệ, hoặc nếu muốn sử dụng camera để làm webcam thì sẽ phải dùng thêm một bộ thu ảnh như Cam Link có giá bán lên tới 160 USD.

Canon phát hành phần mềm giúp người dùng sử dụng camera làm webcam để họp và học online - Ảnh 1.

Canon đã có giải pháp miễn phí để người dùng sử dụng máy ảnh của hãng làm webcam, đó là phần mềm  EOS Webcam Utility . Bạn chỉ cần cắm những dòng máy ảnh Canon được hỗ trợ vào máy tính bằng cổng USB, sau đó bật phần mềm này lên là bạn đã có chất lượng hình ảnh vượt trội so với những loại webcam trên thị trường rồi.

Vì sử dụng USB nên ta cũng không cần phải lo rằng dòng máy của mình có hỗ trợ chuyển hình ảnh qua HDMI hay không, điều mà nhiều dòng máy cảm biến APS-C của Canon còn thiếu sót. Yếu điểm duy nhất của phần mềm này đó là chỉ hỗ trợ Windows, nhưng Canon hứa rằng sẽ cập nhật cho các hệ điều hành khác trong thời gian sắp tới.

Canon phát hành phần mềm giúp người dùng sử dụng camera làm webcam để họp và học online - Ảnh 2.

Những dòng máy có thể sử dụng được với phần mềm EOS Webcam Utility

Tatsuro Kano, đại diện của Canon USA cho hay: "Trong thời gian khó khăn này, điều mà Canon cần làm đó là cung cấp tất cả những gì chúng tôi có để giúp cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng hơn. EOS Webcam Utility là giải pháp để những người dùng đã có máy ảnh Canon nhanh chóng có một thiết bị ghi hình chất lượng cao dành cho họp hành và học tập qua mạng."

Cách cài đặt và sử dụng độc giả có thể tham khảo thêm tại video:

Hướng dẫn dùng camera làm webcam bằng phần mềm EOS Webcam Utility

Google tái thiết kế hộp thoại chia sẻ trên Drive, Docs, Sheets, Slides

Google đang xây dựng một thiết kế mới cho giao diện hộp thoại chia sẻ của các ứng dụng Drive, Docs, Sheets, Slides và Forms trên nền web. Giao diện chia sẻ mới được kỳ vọng sẽ đơn giản hơn, tách biệt và thân thiện với người dùng hơn khi chia sẻ các nội dung cũng như dễ dàng sao chép đường dẫn liên kết phiên dịch hơn. Google thông báo rằng thiết kế mới này sẽ sỡm được áp dụng cho toàn bộ khách hàng của mình.

Google tái thiết kế hộp thoại chia sẻ trên Drive, Docs, Sheets, Slides - Ảnh 1.

Giao diện chia sẻ được Google làm mới.

Giao diện mới được cập nhật sẽ cung cấp cả hai tùy chọn về những người được chia sẻ và công cụ sao chép liên kết tới tập tin trên cùng một hộp thoại. Thiết kế này sẽ giúp cho việc thực hiện các tác vụ trở nên dễ dàng hơn, cũng như nhanh chóng biết được ai có quyền truy cập vào tệp tin đó. Ba điểm cải tiến được Google cập nhật trong lần này là:

Giao diện tách biệt, tập trung hơn: Hộp thoại chia sẻ mới sẽ làm nổi bật các tác vụ thiết yếu như chia sẻ tệp, thay đổi truy cập tệp. Thiết kế sẽ hết sức trực quan cho việc chia sẻ với cá nhân hay nhóm người dùng.

Nút sao chép liên kết nhanh: Google đã thêm một nút sao chép liên kết nhanh giúp lấy liên kết dễ dàng hơn mà không cần thay đổi quyền truy cập.

Dễ dàng xem quyền truy cập hiện tại: Giao diện mới hiển thị rõ hơn những người đang có quyền truy cập vào tập hoặc thư mục, giúp dễ dàng kiểm tra và thay đổi quyền nhanh chóng.

Google tái thiết kế hộp thoại chia sẻ trên Drive, Docs, Sheets, Slides - Ảnh 2.

Giao diện chia sẻ cũ (trái) và mới (phải).

Thiết kế mới cũng giúp người dùng dễ dàng quản lý các quyền truy cập đối với các tệp được chia sẻ. Theo Google, việc này nhằm giảm rủi ro truy cập không mong muốn từ bên ngoài bằng cách chia sẻ tệp và quản lý quyền dễ dàng hơn.

Giao diện mới sẽ bắt đầu được triển khai cho tất cả người dùng của G Suite và Drive Enterprise cùng với người dùng cá nhân trong vòng 15 ngày tới.

Tham khảo TheVerge

LG Velvet chính thức lộ diện: Snapdragon 765, hỗ trợ 5G, 3 camera 48MP, pin 4300mAh

Theo dự kiến, LG sẽ chính thức ra mắt mẫu điện thoại LG Velvet vào ngày 7/5 sắp tới. Ngay trước thềm sự kiện, nhà sản xuất Hàn Quốc mới đây vừa tiết lộ một loạt thông tin về chiếc smartphone này, bao gồm cả thông số kỹ thuật đầy đủ và thiết kế.

Cụ thể, LG Velvet sẽ là một sản phẩm tầm trung, sở hữu mặt lưng khá màu mè với cụm camera "hạt mưa rơi" khá độc đáo, trong khi mặt trước của máy có phần notch hình "giọt nước" để chứa camera selfie.

LG Velvet chính thức lộ diện: Snapdragon 765, hỗ trợ 5G, 3 camera 48MP, pin 4300mAh - Ảnh 1.

LG Velvet có thiết kế "vòng cung 3D" được kết hợp giữa khung kim loại và mặt lưng kính. Nói cách khác, cả phiên dịch mặt lưng và màn hình của máy đều được bo cong ở hai cạnh trái và phải. Trong khi đó, viền bezel ở phía trên và phía dưới màn hình đều có độ dày bằng nhau.

Chiếc điện thoại này được trang bị màn hình OLED FullVision 6.8 inch, tỷ lệ khung hình 20.5:9. Ngoài ra, nó cũng có công nghệ AI với khả năng tự động phân tích nội dung âm thanh đang phát và tối ưu chất lượng một cách tốt nhất. Ngoài ra, máy còn được trang bị hệ thống loa stereo, tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình và có camera selfie 16MP.

Di chuyển đến mặt lưng, LG Velvet sở hữu hệ thống 3 camera được xếp theo chiều dọc và đặt ở góc phía trên cùng bên trái. Cụm camera này bao gồm cảm biến chính 48MP, cảm biến góc siêu rộng 8MP và cảm biến chiều sâu 5MP.

LG Velvet chính thức lộ diện: Snapdragon 765, hỗ trợ 5G, 3 camera 48MP, pin 4300mAh - Ảnh 2.

LG Velvet có công nghệ pixel-binning với khả năng ghép 4 điểm ảnh lại làm 1 để chụp ảnh tốt hơn trong môi trường ánh sáng yếu. Bên cạnh đó, nó cũng có tính năng "Voice Out Focus" để loại bỏ tạp âm khi quay video. Ngoài ra, thiết bị còn hỗ trợ tính năng ASMR để tối đa hóa độ nhạy của hai micro, giúp ghi lại âm thanh sống động hơn.

Ở bên trong, LG Velvet sở hữu sức mạnh phần cứng đến từ vi xử lý Snapdragon 765, kết hợp với 8GB RAM LPDDR4x và bộ nhớ trong 128GB chuẩn UFS 2.1, hỗ trợ mở rộng thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD. Máy đi kèm viên pin dung lượng 4300mAh, hỗ trợ sạc nhanh không dây 10W và được cài sẵn hệ điều hành Android 10 khi bán ra.

LG VELVET

Các tính năng kết nối có sẵn trên thiết bị bao gồm 5G, khe cắm SIM kép, Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth 5.1, NFC, USB-C và jack cắm tai nghe 3.5mm. Ngoài ra, chiếc điện thoại này cũng hỗ trợ các phụ kiện như LG Dual Screen và Bút Stylus, trong đó cả 2 đều có sẵn để mua riêng.

Giá bán và thời điểm lên kệ

LG Velvet có 4 phiên bản màu sắc cho người dùng lựa chọn, bao gồm Aurora White (trắng), Aurora Grey (xám), Aurora Green (xanh lá) và Illusion Sunset (đỏ cam). Theo dự kiến, thiết bị sẽ chính thức lên kệ tại Hàn Quốc vào ngày 15/5 sắp tới. Trong khi đó, thông tin về giá bán và thị trường phân phối sẽ được LG tiết lộ trong sự kiện ra mắt vào ngày 7/5.

Ngồi không vẫn phải vạ, "Hiệu Nguyệt" Hồng Đào xơi ngay liên hoàn tát vì sự nhiệt tình của chị em tốt ở Phượng Khấu tập 9

Cuối tập 8 Phượng Khấu , hoàng cung ngập tràn tin vui khi hai cung tần đồng loạt báo tin mang long thai. Dĩ nhiên điều này khiến Phương Nhậm ( NSND Hồng Vân ) không khỏi ganh tị tuy nhiên ả chưa phiên dịch kịp ra tay thì chính Đoàn Viên (NSƯT Tuyết Thu) - một trong hai vị cung tần mang hỷ đã tự mình hành động. Muốn Phương Nhậm phải khốn đốn sau những tội lỗi đã gây ra, Đoàn Viên đã cố tình dùng túi xạ hương do Trắc cơ ban, cộng thêm một chút cam thảo khiến bản thân đau bụng động thai.

Đoàn Viên tự khiến mình động thai

Chính hoàng đế cũng nghi ngờ Trắc cơ

Nhưng lần này kẻ ác bị oan rồi

Thế nhưng, kế sách có hoàn hảo đến mấy thì cũng để lộ sơ hở, đã vậy việc làm của Đoàn Viên còn ảnh hưởng trực tiếp tới chị em tốt Hiệu Nguyệt ( Hồng Đào ). Biết được lí do Đoàn Viên làm vậy với mình là vì Nguyên cơ và chuyện Nguyên cơ được phép can dự triều chính cùng hoàng đế, Trắc cơ đã cố tình tới mách với Thái hoàng Thái hậu ( NSƯT Lê Thiện ). Chẳng để Hiệu Nguyệt giải thích, Thái hoàng Thái hậu đã hạ lệnh tát Hiệu Nguyệt 100 cái ngay giữa cung Từ Thọ. Hay tin này, Đoàn viên tức tốc đi báo tin cho hoàng đế, may mắn thay hoàng đế đã tới kịp lúc, ngay khi Hiệu Nguyệt vừa gục ngã vì đau đớn nhưng tính mạng vẫn được đảm bảo.

Một màn liên hoàn tát giữa cung Từ Thọ

Để bảo vệ hiền phi, hoàng đế Thiệu Trị ( NSƯT Thành Lộc ) lần đầu tiên trong đời đã làm trái ý Thái hoàng Thái hậu, ngang nhiên dẫn Hiệu Nguyệt đi trong cơn thịnh nộ của bà nội.

Cũng trong tập 9, sau bao ngày trì hoãn, cuối cùng Hiệu Nguyệt cũng được thăng làm Nhị giai Thành phi, Phương Nhậm thăng làm Nhị giai Trinh phi, riêng hàng Nhất phi vẫn được bỏ trống. Ngoài ra, Đoàn viên cũng được phong thành Lương Tần, Tịnh Xuyên (NSƯT Ngọc Hiệp) thành Đức tần, các vị cung tần khác cũng lần lượt được sắc phong.

Ngồi không vẫn phải vạ, Hiệu Nguyệt Hồng Đào xơi ngay liên hoàn tát vì sự nhiệt tình của chị em tốt ở Phượng Khấu tập 9 - Ảnh 6.
Ngồi không vẫn phải vạ, Hiệu Nguyệt Hồng Đào xơi ngay liên hoàn tát vì sự nhiệt tình của chị em tốt ở Phượng Khấu tập 9 - Ảnh 7.

Cả Trắc cơ lẫn Nguyên cơ đều trở thành Nhị giai

Phượng Khấu lên sóng vào 20h thứ Năm hàng tuần.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime

Trong phiên tòa tổ chức hôm thứ Hai, Apple đã đồng ý chia 18 triệu USD tiền phạt cho các nguyên đơn. Họ là những người đã kiện Apple vì làm vô hiệu hóa FaceTime trên iPhone 4 và iPhone 4s của họ vào năm 2014.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 1.

Thỏa thuận bao gồm việc mở một quỹ chung trị giá 18 triệu USD, tức gần 30% tổng thiệt hại trung bình theo ước tính của nhà kinh tế và tư vấn chính sách người Mỹ Justine S. Hastings. Luật sư phía nguyên đơn ước tính, mỗi người thắng kiện sẽ được nhận 3 USD/thiết bị mặc dù số tiền trên có thể tăng. Điều kiện để được nhận bồi thường là các thiết bị iPhone đời cũ như iPhone 4 và 4s của họ phải đang chạy iOS 6 và chưa jailbreak.

Hai người đại diện vụ kiện là Christina Grace và Ken Potter ước tính sẽ được nhận khoản tiền bồi thường 7,5 ngàn USD. Trong khi đó, nhóm luật sư đại diện vụ kiện tập thể sẽ được hưởng 30% số tiền bồi thường, tương đương 5,4 triệu USD cho phí luật sư và 1,1 triệu USD tiền bồi hoàn các chi phí phát sinh.

Thỏa thuận giải quyết trên của Apple được đưa ra trong bối cảnh vụ kiện đã kéo dài hơn 3 năm chưa ngã ngũ. Và những người đâm đơn kiện Apple vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng.

FaceTime ra mắt vào năm 2010 dưới dạng công nghệ phiên dịch truyền hình trực tuyến cho iPhone. Tại thời điểm đó, Apple đã sử dụng hai phương thức chuyển dữ liệu âm thanh và video giữa nhiều thiết bị. Đầu tiên Apple sử dụng kết nối trực tiếp ngang hàng (P2P) và sau đó là phương thức chuyển tiếp dựa vào máy chủ của bên thứ ba. Các cuộc gọi FaceTime khi đó sử dụng máy chủ của Akamai đã khiến Apple tốn kém rất nhiều so với kỹ thuật P2P.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 2.

Tuy nhiên cho đến năm 2012 khi công nghệ P2P của Apple bị phát hiện vi phạm bằng sáng chế thuộc sở hữu của VirentX. Sau đó tòa án ra phán quyết buộc Apple phải ngừng sử dụng các giao thức kết nối trực tiếp và chuyển hướng các cuộc gọi FaceTime thông qua các máy chủ chuyển tiếp của bên thứ ba. Và tất nhiên điều này khiến ban lãnh đạo Apple đứng ngồi không yên vì tốn kém chi phí.

Để giải quyết vấn đề liên quan đến chi phí máy chủ, Apple đã tự mình phát triển giao thức ngang hàng mới và giới thiệu trên iOS 7 ra mắt vào năm 2013. Vào thời điểm đó, một phần chủ sở hữu iPhone 4 và 4s chưa sẵn sàng nâng cấp từ iOS 6 lên iOS 7 vì lý do hệ điều hành mới gây ra các lỗi trên các thiết bị cũ, đặc biệt là FaceTime. Điều này được lý giải vì Apple muốn người dùng hạn chế sử dụng phương thức kết nối cũ trên iOS 6 sử dụng máy chủ của Akamai.

Chính vì lý do đó nhiều người cho rằng, Apple đã cố tính "phá hỏng" FaceTime để khuyến khích người dùng nâng cấp lên iOS 7. Trong khi đó phía Apple đổ lỗi cho vấn đề tương thích khi người dùng nếu muốn dùng FaceTime ổn định, tốt nhất nên nâng cấp lên iOS 7.

Phía bị đơn là Apple sau đó đã chấp nhận theo vụ kiện cho tới tháng 1/2020 vừa qua trước khi đồng ý với bản thỏa thuận giải quyết vụ kiện.

Tham khảo AppleInsider

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới

Các nhà khoa học quốc tế vừa tiến hành phân tích các hóa thạch tìm được ở phía Bắc vùng lãnh thổ Tây Sahara, thuộc thành hệ địa chất Kem Kem . Đây là một nhóm địa chất dọc biên giới giữa Ma-rốc và An-giê-ri , có địa tầng bắt nguồn từ kỷ Phấn trắng muộn và được xem là "thời kỳ bùng nổ" các loài thú ăn thịt.

Lúc đó, Sahara vẫn chưa phải là hoang mạc như bây giờ mà gần giống như rừng mưa nhiệt đới, với môi trường sống rất đa dạng và... kinh hoàng đối với con người. 

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Hiện nay không có hệ sinh thái nào trên Trái Đất mà chứa đựng các loài động vật ăn thịt to xác như ở nhóm Kem Kem. Mặc dù chỉ giới hạn ở vùng Bắc Phi, nhưng Kem Kem có độ đa dạng sinh học vượt trội so với cả châu Phi hiện đại".

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 1.

Ngày xửa ngày xưa, Sahara vẫn còn là rừng mưa nhiệt đới với đầy đủ các sinh vật dữ dằn thế này (Tranh: Davide Bonadonna)

Trên thực tế, các hóa thạch tìm thấy ở thành hệ địa chất Kem Kem đã được trưng bày ở khắp nơi trên thế giới, vì chúng nằm không quá sâu dưới lòng đất. Một vài mẫu hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm, tức là con người chưa bao giờ tiếp xúc với những sinh vật cổ xưa này và chắc chắn cũng không muốn có bất kỳ va chạm nào.

Tại sao ư? Bởi vì thành hệ địa chất Kem Kem được xem là "nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, một tọa độ mà bất kỳ kẻ du hành thời gian nào cũng sớm bỏ mạng" - theo chia sẻ của Phó giáo sư Tiến sĩ Nizar Ibrahim từ trường ĐH Detroit Mercy (Mỹ), cũng là trưởng nhóm nghiên cứu khảo cổ lần này.

Các hóa thạch của nhóm Kem Kem bao gồm các loài như khủng loang bạo chúa, dực long (thằn lằn có cánh), cá sấu phiên dịch thời cổ đại và nhiều loài "quái vật" sống dưới nước.

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 2.

Khủng long Spinosaurus chuyên săn bắt cá là loài vật dữ tợn mà ngay cả trong mơ cũng không ai muốn đụng độ (Tranh: Davide Bonadonna)

"Nơi đó toàn những con thủy quái khổng lồ, là tổ tiên của cá vây tay và cá phổi ngày nay nhưng to gấp 4-5 lần" - giảng viên David Martill từ trường ĐH Portsmouth (Anh) thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra, n hóm địa chất Kem Kem còn có "một loài cá nước ngọt với vẻ ngoài gần giống cá mập. Nó có tên khoa học là onchopristis, mõm tua tủa đầy gai như dao găm nhìn rất đáng sợ nhưng cũng óng ánh đẹp mắt" - giảng viên Martill nói thêm.

Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 3.

Con onchopristis (dưới cùng) chỉ giống như "cá vàng" so với những loài vật to kinh khủng vào thời cổ đại (Ảnh: Pinterest)

Những phát hiện nói trên trích từ công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí ZooKeys , hợp tác giữa các trường đại học ở Detroit, Chicago, Montana (Mỹ), Portsmouth, Leicester (Anh), Casablanca (Ma-rốc), Montreal (Canada) và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (Pháp). Cuộc nghiên cứu này được xem là toàn diện nhất về chủ đề hóa thạch ở Sahara trong số các báo cáo từ năm 1936 đến nay.

(Theo news.com.au)

Dùng xe cứu thương đi cưới vợ nhằm né lệnh phong tỏa

Theo đài Sputnik, câu chuyện xảy ra tại khu vực Khatauli thuộc quận Muzaffarnagar district, bang Uttar Pradesh.

“Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ông Haji Israr và con trai Ahmed đã thuê một chiếc xe cứu thương từ một người quen và đi tới quận Ghaziabad. Cha con Ahmed nghĩ ra ý tưởng dùng xe cứu thương để rước dâu với mục đích tránh bị cảnh sát kiểm tra do toàn quốc đang thực hiện lệnh phong tỏa và chỉ chấp nhận các dịch vụ, hoạt động thiết yếu. Sau khi tổ chức đám cưới tại nhà gái, hai cha con đã đưa cô dâu trở về làng cũng trên chiếc xe cứu thương đó”, một sĩ quan cấp cao khu vực Khatauli cho hay.

Hiện hai cha con Ahmed cùng gia đình phải thực hiện cách ly và xét nghiệm với virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Theo quy định trong thời gian thực hiện phong tỏa tại Ấn Độ , chỉ những dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động. Người dân được phép di chuyển trong trường hợp cấp cứu y tế hay có giấy phép đặc biệt. Cảnh sát lưu ý nếu các trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa như trên tiếp diễn, họ sẽ bắt đầu kiểm tra đến các dịch vụ thiết yếu.

Ngày 14/4, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Ấn Độ Narendra phiên dịch Modi đã gia hạn lệnh phong tỏa đối với trên 1 tỷ dân nước này tới ngày 3/5. Tính đến chiều 30/4, Ấn Độ ghi nhận 33.062 người mắc COVID-19, trong đó có 1.079 ca tử vong.

Điều ít biết về "dự án Manhattan" - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao!

Trước khi trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm, Tom Cahill chỉ là một bác sĩ 33 tuổi sống trong căn hộ một phòng ngủ gần Công viên Fenway tại Boston, trong tủ chỉ có một bộ suit duy nhất.

Vậy nhưng giờ đây, anh lại là trưởng nhóm nghiên cứu có tên “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19”.

Nơi quy tụ những "bộ não" thiên tài và "cánh tay" quyền lực nhất nước Mỹ

Những người này coi công việc của mình là “Dự án Manhattan” thời Covid-19 - gợi nhớ lại dự án phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II. Họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh hóa học, miễn dịch học, thần kinh sinh lý học, thời sinh học, ung bướu học, tiêu hóa, dịch tễ học và khoa học nguyên tử. Trong số này, nhà sinh học từng đoạt giải Nobel 2017 Michael Rosbash nói: “Chắc chắn tôi là người có trình độ kém nhất ở đây”.

Nhóm nghiên cứu bí phiên dịch ẩn này đóng vai trò cầu nối giữa các công ty dược phẩm và chính quyền của Tổng thống Trump. Họ đang làm việc từ xa với vai trò đặc biệt: sàng lọc các nghiên cứu về Covid-19 và loại bỏ những nghiên cứu sai lầm.

Nhóm đã tổng hợp một bản báo cáo mật dài 17 trang về những phương pháp mới lạ nhằm ngăn chặn Covid-19. Trong số đó có cả ý tưởng điều trị bệnh nhân bằng thuốc từng dùng để chữa Ebola.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 1.

Tom Cahill - trưởng nhóm “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19” (Ảnh: WSJ)

Giám đốc Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ Francis Collins cho biết ông đồng tình với hầu hết các khuyến nghị trong báo cáo. Sau đó, tài liệu này được chuyển tới các thành viên nội các và Phó Tổng thống Mike Pence - trưởng ban công tác chống dịch.

Tài sản lớn nhất mà BS. Cahill sở hữu là mạng lưới quan hệ non trẻ thông qua quỹ đầu tư của mình, gồm tỷ phú Peter Thiel, Jim Palotta và Michael Milken. Nhóm của BS. Cahill cũng thường xuyên tư vấn các quan chức cấp cao phụ trách dịch bệnh, trong đó có Nick Ayers - cố vấn lâu năm của Phó Tổng thống Mike Pence.

Không ai trong số những nhà khoa học này nghiên cứu vì mục đích tiền bạc. Họ chỉ muốn tận dụng mối quan hệ và kiến thức khoa học của mình để đánh bại Covid-19.

“Có thể chúng tôi sẽ thất bại. Nhưng nếu thành công, điều này có thể thay đổi cả thế giới”, Stuart Schreiber - một nhà hóa học từ ĐH Harvard - cho biết.

Nhà đầu tư có xuất thân từ bác sĩ

Cách đây 2 năm, BS. Cahill vẫn đang học thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Duke, nghiên cứu về các chứng bệnh di truyền hiếm gặp. Anh nghĩ mình sẽ tiếp tục công việc này sau khi tốt nghiệp.

Thay vào đó, anh lại gặp bạn cũ - người giới thiệu anh vào làm tại tập đoàn đầu tư The Raptor Group. BS. Cahill nhanh chóng yêu thích với công việc này, đặc biệt là về khoa học đời sống. Anh cho biết mình có thể cống hiến nhiều hơn bằng cách xác định các nhà khoa học tiềm năng và giúp họ vượt qua các trở ngại về cả khoa học lẫn tài chính, thay vì tự mình nghiên cứu.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Sau đó, BS. Cahill tự mình thành lập quỹ riêng có tên Newpath Partners, với 125 triệu USD từ những nhà đầu tư giàu có ở Thung lũng Silicon như Peter Thiel và Steve Pagliuca. Họ có thiện cảm với sự thẳng thắn và tinh thần không lùi bước trước khó khăn của anh.

Vào tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại Mỹ, BS. Cahill vừa hứng thú vừa bực bội với tiến độ nghiên cứu Covid-19. Sau khi được nhiều nhà đầu tư hỏi, người đàn ông này quyết định tổ chức một buổi họp trực tuyến nhằm chia sẻ những ý tưởng độc đáo để ngăn chặn dịch bệnh. Anh dự đoán sẽ chỉ có tầm 20 người tham dự.

Thế nhưng, khi BS. Cahill cố gắng tham gia vào cuộc họp, chính anh lại bị hệ thống từ chối do đã đủ số người. Điện thoại anh đổ chuông dồn dập với các cuộc gọi đến xin được tham gia. Hóa ra, ý tưởng của anh đã lan rộng ra khắp nơi, và hàng loạt người đang chờ để được kết nối, phần lớn trong số họ anh đều chưa từng gặp qua.

Chỉ 1 tiếng sau khi buổi họp kết thúc, hộp thư đến trong inbox anh đầy những ý tưởng và đề nghị giúp đỡ. Thậm chí, nhiều cố vấn của Phó Tổng thống Mỹ cũng tham gia.

Tận dụng mối quan hệ cao cấp để tìm giải pháp chống Covid-19

Phần lớn công việc ban đầu của nhóm nghiên cứu này là mổ xẻ hàng trăm báo cáo nghiên cứu về Covid-19 từ khắp nơi trên thế giới. Họ phân loại các ý tưởng hứa hẹn và loại bỏ những thứ không mấy khả quan. Mỗi thành viên phải đọc khoảng 20 nghiên cứu/ngày, gấp 10 lần so với khối lượng công việc thường ngày. Họ thảo luận bằng cách họp trực tuyến hoặc nhắn tin - “giống như một đám thanh niên”, Rosbash nói - và gọi điện.

“Hai ngày qua, tôi đã họp 7-8 lần qua Zoom. Tôi đảm bảo chính điều này sẽ khiến chúng tôi sinh bệnh thôi”, David Liu - nhà sinh hóa học đến từ ĐH Harvard - nói đùa.

Nhóm nghiên cứu này cũng không ủng hộ ý tưởng dùng xét nghiệm kháng thể để cho phép mọi người quay trở lại làm việc. Ho sợ rằng những người mang kháng thể vẫn có thể lây bệnh cho người khác, hoặc sẽ có những người cố tình nhiễm bệnh để được xóa hóa đơn viện phí.

Các nhà khoa học này cũng muốn tận dụng quy mô của chính phủ Mỹ để khuyến khích các công ty dược phẩm sản xuất. Chẳng hạn, chính phủ có thể mua cả những thuốc chưa được chứng minh là hiệu quả để các nhà sản xuất không lo lắng về việc lỗ vốn.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 3.

Những nỗ lực của nhóm này đã thu hút sự chú ý của tỷ phú Brian Sheth - người đồng sáng lập Vista Equity Partners. Là một trong những người đầu tư sớm nhất cho quỹ của BS. Cahill, ông giới thiệu anh cho Thomas Hicks - con một doanh nhân kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa.

Trong cuộc trò chuyện đầu tiên, ông Hicks nói: “Tôi không phải là nhà khoa học. Vì thế hãy giải thích ngắn gọn và nói cho tôi nghe xem thủ tục nào cần giải quyết”.

Một vấn đề lớn với các nhà khoa học là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Họ đã tìm thấy một loại thuốc khá tiềm năng, nhưng để sản xuất đủ số lượng thì công ty dược phẩm phụ trách phải chuyển sản xuất sang Ireland. Theo quy định của FDA, cần mất nhiều tháng để phê duyệt điều này.

Sau vài cuộc điện thoại với các nhân vật cấp cao, BS. Cahill và các cộng sự đã có được cái gật đầu tư FDA để bắt tay vào sản xuất thuốc.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu cũng nỗ lực thuyết phục các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phép các cựu binh nhiễm Covid-19 tham gia vào nghiên cứu.

Sau khi mọi ý tưởng, đề xuất của họ đã được thử nghiệm, nhóm nghiên cứu bí mật này lại tiếp tục để mắt tới thế giới hậu Covid-19. Các ý tưởng mới bao gồm, xét nghiệm bằng nước bọt, xếp lịch xét nghiệm vào cuối ngày để có kết quả vào sáng hôm sau. Họ cũng đề xuất một ứng dụng di động cho phép người dân thông báo tình hình sức khỏe mỗi ngày để đảm bảo không ai có triệu chứng bệnh trong 14 ngày.

(The WSJ)